NIỀM TIN TRONG HỘI THÁNH

BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ

Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha, là Đấng dựng nên trời đất, Tôi tin Giê-xu Christ, là Con độc sanh của Đức Chúa Trời và Chúa chúng ta:
Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mary, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn.
Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại.
Ngài thăng thiên ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha.
Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin Thánh Linh
Tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của thánh đồ, sự tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. A-men.



1.   ĐỨC CHÚA TRỜI

“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” (Mác 12:30)



I.            ĐỨC  CHÚA TRỜI LÀ AI?

Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo và điều khiển muôn loài vạn vật theo bản tính tốt lành của Ngài. Triết học gọi Ngài là THƯỢNG ĐẾ, văn học gọi Ngài làĐẤNG TẠO HÓA, người Do Thái gọi Ngài là GIÊ-HÔ-VA, người Việt Nam gọi Ngài là “ÔNG TRỜI’ (Ê-sai 45:18, Giăng 1:1-3).


II.          KHÔNG THẤY ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ TIN CÓ HỢP LÝ KHÔNG?

Rất hợp lý, vì Ngài là Đấng Thần linh, nên chúng ta không thể thấy được bằng mắt trần, nhưng Ngài đã tự bày tỏ chính mình qua:
1.       Vật thọ tạo (Sáng thế kí: 1-1, Rô-ma 1:20).
2.       Qua Chúa Giê-xu Christ (Hê-bơ-rơ:1:2, Giăng 14:7).
3.       Qua Kinh thánh, Đức Chúa Trời đã mặc khải về chính mình Ngài và chân lý của Ngài cho chúng ta (II Ti-mô-thê 3:16).
4.       Qua các tín hữu là các bức thư sống (II Cô-rinh-tô 3:3).

III.        CÓ PHẢI NHỮNG NGƯỜI ÍT HỌC MỚI TIN VÀO THƯỢNG ĐẾ CHĂNG?

Thật ra không hẳn như vậy, vì trên thực tế có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng trải qua các thời đại đã đặt lòng tin nơi Thượng Đế (Pascal, Newton, …) (Thi thiên 14:1). Lòng tin nơi Thượng Đế là một nguyên thức thuộc tính bẩm sinh có sẵn trong bản chất con người. Ngay cả những người không tin lúc lâm nguy tuyệt vọng vẫn thường kêu Trời. (Công vụ 17:23-24).

IV.         CHỌN THÁI ĐỘ CHỐI BỎ ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ KHÔN NGOAN KHÔNG?

Thật ra con người chỉ chối bỏ Đức Chúa Trời trong tâm trí, nhưng trong cuộc sống con người không thể sống mà không có Ngài. Ngài là Đấng Sáng tạo, làNguồn sống, tách khỏi Ngài là hành động thiếu khôn ngoan, tự sát linh hồn mình (Thi thiên 14:1, Ma-thi-ơ 16:26, Giăng 1:3-4).

V.           ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG NHƯ THẾ NÀO?

A.      Đức Chúa Trời có bản chất:
1.       Đấng Thần Linh (Giăng 4:24).
2.       Đấng Hằng Hữu ( Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14, Thi thiên 90:2).
3.       Đấng Bất Biến (không thay đổi) (Ma-la-chi 3:6, Thi thiên 102:25 4.       Đấng Toàn Năng (Sáng thế ký 18:14, Lu-ca 1:37).
5.       Đấng Toàn Tri (Thi thiên 139:1-4, Hê-bơ-rơ 4:13).
6.       Đấng Toàn Tại (Thi thiên 139:7-10).

B.      Thuộc tánh của Đức Chúa Trời:
1.       Thánh khiết (I Phi-e-rơ 1:15-16).
2.       Công bình (Thi thiên 7:9-11).
3.       Yêu thương (Ê-phê-sô 2:4, I Giăng 4:8).
4.       Thành tín (Ca thương 3:23, Khải huyền 3:14).

VI.         CON NGƯỜI PHẢI CÓ THÁI ĐỘ NÀO ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI?

Chúng ta phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà:
1.  Kính mến Đức Chúa Trời (Mác 12:30, Xuất Ê-dip-tô Ký 20:3).
2.  Thờ phượng Chúa (Giăng 4:24, Ma-thi-ơ 4:10).
3.  Hầu việc Chúa (Giăng 12:26, Lu-ca 1:75).





2.   CẦU NGUYỆN

“Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho.” (Ma-thi-ơ 7:7)

I.            CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

Cầu nguyện là sự tương giao (tiếp xúc) của một người đối với Đức Chúa Trời toàn năng, là sự tin cậy của một người con đối với Cha Thiên thượng, có sự mật thiết như cành nho với cây nho. (I Giăng 1:3, Ê-phê-sô 3:14-19, Giăng 15:1-7).




II.          TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện cần thiết cho đời sống tín hữu giống như hơi thở cần cho sự sống, nếu không cầu nguyện, tâm linh chúng ta sẽ chết. (Gia-cơ 4:2-3; Giăng 16:24, Giê-rê-mi 33:3).

III.        NỘI DUNG CỦA LỜI CẦU NGUYỆN GỒM NHỮNG GÌ?

Nội dung của lời cầu nguyện chia làm 4 phần:
1.   Tôn thờ: Ca ngợi bản chất và quyền năng của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 6:9).
2. Xưng tội: Xưng ra những lời nói, hành động, tư tưởng sai lầm của mình. (Thi thiên 5:3-7, Lu-ca 18:13, I Giăng 1:9).
3. Tạ ơn: Về những ơn lành Chúa ban, cảm tạ trong mọi hoàn cảnh, thuận cảnh cũng như nghịch cảnh. (ITê-sa-lô-ni-ca 5:18).
4. Cầu xin: Cho mọi người (I Ti-mô-thê 2:1-2), cho chính mình (I Phi-e-rơ 5:7).

IV.         CHÚNG TA PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG AI?

Chúng ta dùng năm ngón tay của bàn tay trái cho dễ nhớ:
1.       Ngón cái: cho những người thân (Mác 1:30).
2.       Ngón trỏ: những người dạy dỗ, hướng dẫn lời Chúa cho chúng ta (Ê-phê-sô 6:19-20).
3.       Ngón giữa: những người lãnh đạo Hội thánh, lãnh đạo đất nước (I Ti-mô-thê 2:1-2, Ê-phê-sô 6:19).
4.       Ngón áp út: Những người yếu đuối thuộc linh, bệnh tật, thiếu thốn (Thi thiên 35:13-14, I Tê-sa-lô-ni-ca 3:9-13).
5.       Ngón út: cho chính mình, những nhu cầu thuộc linh, thuộc thể (I Phi-e-rơ 5:7, Phi-líp 4:7).

V.           CHÚNG TA CÓ THỂ CẦU NGUYỆN Ở ĐÂU VÀ LÚC NÀO?

Chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nên có một chỗ yên tịnh và thì giờ nhất định như mỗi buổi sáng sớm và mỗi buổi tối. (Mác 1:35, Lu-ca 6:12, Công vụ các sứ đồ 3:1, 10:9).

VI.         CÓ MẤY CÁCH CẦU NGUYỆN?

Có 2 cách cầu nguyện:
1.       Cầu nguyện riêng: Cá nhân người đó với Đức Chúa Trời cách kín nhiệm (Ma-thi-ơ 6:5-6)
2.       Cầu nguyện chung: là cầu nguyện với nhiều người khác trong Hội thánh, nhóm hay tổ (Công vụ 1:14, Ma-thi-ơ 18:19). Nếu ai được mời để cầu nguyện cho một vấn đề nào đó phải cầu nguyện lớn tiếng, ngắn gọn, rõ ràng. Những người khác phải cùng hiệp ý (để đáp A-men hoặc Ha-lê-lu-gia).

VII.      NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ LỜI CẦU NGUYỆN ĐƯỢC ĐÁP LỜI?

1.       Cầu nguyện với lòng tin quyết. (Mác 11:23, Gia-cơ 1:6).
2.       Cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. (Công vụ 3:6, Giăng 14:13).
3.       Phải có tinh thần tha thứ cho người khác. (Mác 11:25, Ma-thi-ơ 5:23-24).
4.       Cầu nguyện với lòng bền đỗ. (Lu-ca 18:1, Gia-cơ 5:17).
5.       Cầu nguyện trong ý muốn Chúa. (Gia-cơ 4:3, I Giăng 5:14-15).
6.       Đối với những vấn đề đặc biệc cần phải kiêng ăn cầu nguyện. (Ê-xơ-tê 4:16, Ma-thi-ơ 7:21, Công vụ 13:1-2).
7.       Hiệp chung với Hội thánh. (Ma-thi-ơ 18:19).






3.   KINH THÁNH

“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” (II Ti-mô-thê 3:16)


I.            KINH THÁNH LÀ GÌ?

Kinh Thánh là quyển sách được Đức Chúa Trời soi dẫn (cảm thúc). Là sự mặc khải thành văn của Đức Chúa Trời, là thông điệp của Thượng đế cho nhân loại. (II Phi-e-rơ 1:20-21).


II.          ĐỨC CHÚA TRỜI ĐàSỬ DỤNG AI ĐỂ VIẾT KINH THÁNH
Đức Chúa Trời đã sử dụng khoảng 40 người gồm mọi thành phần trong nhiều thời đại để viết ra 66 sách trong Kinh Thánh. (Ê-phê-sô 3:5, II Phi-e-rơ 3:1-2).

III.        NỘI DUNG CỦA KINH THÁNH LÀ GÌ?

Nội dung của Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước:
Cựu ước: Gồm 39 sách, nói về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, về lịch sử của dân Do Thái, lời tiên tri dự ngôn về Chúa Giê-xu.
Tân ước: Gồm 27 sách, nói về cuộc đời và chức vụ Chúa Giê-xu, sự phát triển của Hội thánh và những sự dạy dỗ của Ngài qua các sứ đồ.

IV.         ĐIỀU GÌ CHỨNG MINH KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI?

Những bằng cớ sau chứng minh Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.
1.       Sự hiệp nhất của Kinh Thánh (II Ti-mô-thê 3:16).
2.       Sự chuẩn xác của Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 5:18).
3.       Những lời giáo huấn cao siêu trong Kinh thánh . (Mác 1:22).
4.       Kinh Thánh có quyền năng tái tạo con người. (Giăng 15:3, I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
5.       Kinh Thánh mặc khải đầy đủ về Đức Chúa Trời. (II Phi-e-rơ 1:21).
6.       Những lời tiên tri trong Kinh Thánh được ứng nghiệm. (Giô-suê 23:14).
7.       Kinh Thánh được bảo tồn cách kì diệu dù trải qua bao thời đại vẫn không bị tiêu diệt và lỗi thời.

V.           KINH THÁNH ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO NGƯỜI ĐỌC?

Chung quy gồm 4 điểm:
1.       Mặc khải cho con người biết rõ về nguồn gốc nhân loại, vạn vật. (Sáng thế ký 1:3, Giăng 1:1-3)
2.       Chỉ cho con người biết kẻ thù của con người là ma quỷ và vũ khí của ma quỷ là tội lỗi. (I Phi-e-rơ 5:8).
3.       Tỏ cho con người biết Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương giải cứu con người ra khỏi tội lỗi qua Đức Chúa Giê-xu Christ. (Giăng 1:18, 3:16, 14:6).
4.       Dạy cho con người nếp sống sức hợp với địa vị làm con cái Đức Chúa Trời. (Phi-líp 2:15, II Ti-mô-thê 3:15-17).

VI.         LÀM SAO ĐỂ NHẬN NHỮNG PHƯỚC HẠNH TỪ KINH THÁNH?

Muốn nhận nhiều phước hạnh từ Kinh Thánh chúng ta phải:
1.       Đọc Lời Chúa (Khải huyền 1:3).
2.       Nghe lời Chúa (Lu-ca 10:38-42).
3.       Học Lời Chúa (Công vụ 17:11, Thi thiên 119:11).
4.       Suy gẫm Lời Chúa (Gia-cơ 1:25; Thi thiên 1:2).
5.       Làm theo Lời Chúa (Giô-suê 1:8, Gia-cơ 1:22-25).

VII.      CHÚNG TA ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO?

·         Đọc Kinh Thánh có hệ thống thứ tự.
·         Đọc để nắm ý chính và tìm sự dạy dỗ.
·         Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh và xin Chúa giúp mình làm theo.







4.   CON NGƯỜI

“Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra chỉ bởi một người và khiến họ ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếmĐức Chúa Trời.” (Công vụ 17:26-27a)



I.            CON NGƯỜI LÀ GÌ?

Con người là loài tạo vật có thân xác và linh hồn, là tuyệt đỉnh và vinh quang trong công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27).

II.          ĐỨC CHÚA TRỜI TẠO DỰNG CON NGƯỜI GIỐNG HÌNH ẢNH NGÀI CÓ NGHĨA GÌ?

Con người không giống Đức Chúa Trời về hình thể vật lý. Nhưng giống Đức Chúa Trời về bản chất thiêng liêng như:
1.       Có thân vị: Con người có nhân cách, trí khôn, tình cảm, ý chí, có khả năng suy tưởng và khả năng giao tiếp với Đức Chúa Trời và với người khác.
2.       Có lòng đạo đức: Con người có khả năng phân biệt điều lành và điều dữ. Lương tâm con người là tiếng nói bên trong thúc dục con người làm điều ngay thẳng và lên án khi con người làm điều sai quấy.
3.       Có sự bất diệt: Con người có linh hồn bất diệt. Kinh Thánh nói về sự chết: “Bụi tro trở về đất y như nguyên cũ, thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời làĐấng ban nó”. (Truyền đạo 12:7).

III.        ĐỨC CHÚA TRỜI TẠO DỰNG CON NGƯỜI VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?

Đức Chúa Trời tạo dựng con người với mục đích:
·         Tôn vinh Đức Chúa Trời (Rô-ma 11:36, Cô-lô-se 1:16)
·         Tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:8, I Cô-rinh-tô 1:9, I Giăng 1:3)
·         Quản trị những gì Đức Chúa Trời tạo dựng. (Sáng thế ký 1:26)

IV.         CẢNH TRẠNG LOÀI NGƯỜI TRƯỚC KHI SA NGàLÀ GÌ?

·         Con người được tạo dựng nên tốt đẹp, trọn vẹn. (Sáng thế kí 1:31)
·         Không có sự chết (Sáng thế kí 2:17)
·         Có đầy đủ sự khôn ngoan. (Sáng thế kí 2:19-20)

V.           SAU KHI SA NGÃ, CON NGƯỜI RA SAO?

·         Mất sự tương giao với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:8)
·         Mất sức khỏe (Sáng thế ký 3:19)
·         Mất sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:24)
·         Mất sự sống đời đời (Sáng thế ký 3:22-23)

VI.         TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG TẠO DỰNG CON NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI?

Đức Chúa Trời có quyền làm điều đó, nhưng nếu Ngài làm như vậy, thì chúng ta là những người máy không có quyết định, sự tự do, tình cảm. Đức Chúa Trời muốn tạo dựng con người có ý chí tự do. (Ga-la-ti 5:13)

VII.      ĐỨC CHÚA TRỜI ĐàLÀM GÌ TRƯỚC TÌNH CẢNH SA NGàCỦA CON NGƯỜI?

Đức Chúa Trời đã chuẩn bị ngay phương pháp cứu rỗi cho dòng dõi con người. (Sáng thế ký 3:15,21;  Ga-la-ti 4:4-5)







5.   TỘI LỖI

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3:23)


I.            TỘI LỖI LÀ GÌ?

Tội lỗi không chỉ là độc ác, tàn bạo, đồi bại… Tội lỗi còn là “không đạt tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời đã quy định” (Rô-ma 3:23)
Các tội lỗi điển hình như:
1.       Chối bỏ không tin Đấng tạo dựng nên mình. (Rô-ma 1:21-25, Ê-sai 1:2-4).
2.       Trái luật của Đức Chúa Trời (I Giăng 3:4).
3.       Không làm điều lành như đáng phải làm (Gia-cơ 4:17).
4.       Tư tưởng, lời nói, hành động trái lương tâm. (Rô-ma 2:14,15, Giê-rê-mi 17:9, Gia-cơ 3:6, Châm ngôn 24:9).


II.          NGUỒN GỐC CỦA TỘI LỖI TỪ ĐÂU?

Tội lỗi nảy sinh từ sự bất tuân của A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen (Sáng thế ký 3:6) và kẻ gây nên tội lỗi là Sa-tan (là con rắn đời xưa). (Sáng thế ký 3:1-4, Khải huyền 12:9).

III.        CÓ MẤY THỨ TỘI?

Có 2 thứ tội:
1.       Nguyên tội: Là bản chất tội lỗi do tổ phụ di truyền cho cả loài người (Thi thiên 51:5, Rô-ma 5:12).
2.       Kỷ tội: Là tội riêng của từng người (Ga-la-ti 5:19-21).

IV.         CÓ AI KHÔNG PHẠM TỘI KHÔNG?

Mọi người trải qua mọi thời đại, khắp mọi nơi đều đã phạm tội. (Rô-ma 3:23).

V.           NGƯỜI PHỦ NHẬN TỘI LỖI MÌNH LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

1.       Người lừa dối lòng mình (I Giăng 1:8)
2.       Là người chống nghịch Chúa (I Giăng 1:10)
3.       Là người thiếu khôn ngoan (Châm ngôn 14:9)

VI.         TỘI LỖI GÂY NÊN NHỮNG HẬU QUẢ NÀO?

Những hậu quả của tội lỗi vừa có tính cách tâm linh, vừa trong đời này, cả đời sau như:
1.       Đưa tội nhân đến sự đau khổ, bất an, tuyệt vọng (Châm ngôn 13:21, Ê-sai 57:21, Rô-ma 3:16-17).
2.       Biến tội nhân thành nô lệ cho tội lỗi (Rô-ma 6:17, 7:14-20).
3.       Làm tội nhân phân cách với Đức Chúa Trời trong đời này (sự chết tâm linh) (Ê-phê-sô 4:18, 2:1).
4.       Ném tội nhân vào hỏa ngục đời đời (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:9, Khải huyền 20:4-15).

VII.      CON NGƯỜI CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH THOÁT KHỎI TỘI LỖI ĐƯỢC KHÔNG?

Con người hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của tội lỗi. Càng vùng vẫy, con người càng bị trói buộc vào bẫy lưới của tội lỗi. (Rô-ma 7:14-19, Ê-sai 64:6, Cô-lô-se 2:20-23).







6.   CHÚA CỨU THẾ

“Chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người tức là Đức Chúa Jesus Christ là người.” (Mác 12:30)


I.            CHÚA CỨU THẾ LÀ AI?

Chúa Cứu Thế là Thượng Đế thành người, là Ngôi Hai trong lẽ đạo Đức Chúa Trời Ba Ngôi (Ma-thi-ơ 28:19, II Cô-rinh-tô 13:13).


II.          DANH HIỆU JESUS CHRIST CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Jesus có nghĩa là Đấng Cứu Chuộc. Christ có nghĩa là Đấng chịu xức dầu để làm Vua. Danh hiệu Jesus Christ có nghĩa là: Vua trên muôn vua (Ma-thi-ơ 1:21)

III.        CHÚA JESUS LÀ MỘT NHÂN VẬT CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ HAY CHỈ LÀ HUYỀN THOẠI?

Chúa Jesus là nhân vật có thật trong lịch sử nhân loại.
1.       Chúa Jesus đã trở thành trung tâm của lịch sử nhân loại. Sự giáng sinh của Chúa Jesus đã chia đôi dòng lịch sử.
2.       Kinh Thánh là sử liệu của Cơ Đốc giáo viết về Chúa Jesus được hàng tỉ người trên thế giới chấp nhận.

IV.         NHƯ VẬY CHÚA JESUS CÓ PHẢI LÀ MỘT TRONG CÁC VĨ NHÂN KHÔNG?

Các vĩ nhân dầu tài ba, thông minh đến đâu cũng vốn là con người. Chúa Jesus có nguồn gốc từ ban đầu với Đức Chúa Trời, Ngài cũng là Đấng Sáng tạo vũtrụ. Ngài tự hạ mình giáng sinh làm người. Vì vậy, dù vĩ nhân giáo chủ cho đến thiên thần cũng không thể đặt ngang hàng với Chúa Jesus (Giăng 1:1-3, Phi-líp 2:9-10, Hê-bơ-rơ 3:3).

V.           ĐỨC CHÚA JESUS ĐàTRỞ THÀNH CON NGƯỜI BẰNG CÁCH NÀO?

Ngài được thai dựng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh được sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri (Ma-thi-ơ 1:23, Lu-ca 1:34-35).

VI.         BẢN TÁNH CỦA CHÚA JESUS LÀ GÌ?

Bản tánh Chúa Jesus siêu việt, Ngài vừa là Đức Chúa Trời thật, vừa là con người thật.
1.       Với thần tánh: Ngài mang bản tánh của Đức Chúa Trời, Ngài có đủ tư cách để chết thế cho cả nhân loại.
2.       Với nhân tánh: Ngài có thân thể và bản tánh con người, nên Ngài có thể cảm thương và chết thay cho con người. Bởi đó, Ngài là Đấng Trung Bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và con người (I Ti-mô-thê 2:5).

VII.      CHÚA JESUS ĐÃ LÀM GÌ KHI NGÀI Ở TRẦN GIAN NÀY?

Đức Chúa Jesus đi từ nhà này sang nhà khác, từ thành này sang thành khác để giảng dạy về nước Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài cho mọi người. Ngài chữa lành mọi người đau ốm, giải cứu những người bị tà ma ám ảnh, kêu người chết sống lại và làm nhiều phép lạ chứng tỏ Ngài là Con Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 9:35, Công vụ 10:38).

VIII.    TẠI SAO CHÚA JESUS PHẢI ĐẾN THẾ GIAN VÀ CHỊU CHẾT TRÊN CÂY THẬP TỰ?

Vì Đức Chúa Trời không muốn hình phạt con người cách không thương xót và cũng không thể tha thứ bất chấp luật công bình của Ngài, cho nên Chúa Cứu Thế thành người là giải pháp hay nhất để thỏa mãn bản tánh công bình và đức yêu thương của Đức Chúa Trời (Rô-ma 5:6-8). Chúa Jesus chấp nhận sự chết trên thập tự giá để trả giá chuộc tội cho con người để con người được hòa thuận với Đức Chúa Trời, được giải phóng khỏi quyền lực tội lỗi (Mác 10:45, Rô-ma 5:10, 18-19).

IX.         CHÚA JESUS PHỤC SINH CÓ Ý NGHĨA GÌ CHO CHÚNG TA?

Sự phục sinh của Chúa Jesus mang ý nghĩa rất quan trọng:
1.       Sự phục sinh của Chúa Jesus chứng tỏ công việc chết thay cho tội nhân của Chúa Jesus được Đức Chúa Trời chấp nhận (Công vụ 2:24, 32, 3:15, 4:10, 5:30)
2.       Chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời và Ngài thắng hơn sự chết (Rô-ma 1:4)
3.       Bảo đảm rằng Ngài cung ứng sự cứu chuộc cùng ban quyền năng phục sinh cho chúng ta để sống và phục vụ Ngài có hiệu quả (I Cô-rinh-tô 15:20-21, II Ti-mô-thê 1:12, Phi-líp 3:20-21)
4.       Làm nền tảng đức tin của chúng ta và bảo chứng rằng người chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14, I Cô-rinh-tô 15:17).

X.           BỞI LÝ DO NÀO CHÚNG TA TIN RẰNG CHÚA ĐàPHỤC SINH VÀ THĂNG THIÊN?

1.       Kinh Thánh chứng minh qua những chi tiết hoàn toàn hợp lý (Ma-thi-ơ 28, Giăng 20:21, Công vụ 1:6-11, I Cô-rinh-tô 15:3).
2.       Ngôi một trống vẫn còn ngày nay minh chứng.
3.       Lòng tin của các sứ đồ và sự phát triển của Hội Thánh đầu tiên minh chứng (Công vụ 2:41, 5:41)
4.       Cả thế giới lấy ngày Chúa sống lại (ngày Chúa Nhật) làm ngày nghỉ trong tuần (Khải huyền 1:10)
5.       Quyền năng và ơn phước của Chúa đầy dẫy trên những con cái Ngài (II Cô-rinh-tô 5:17).

XI.         BỞI SỰ THĂNG THIÊN CỦA CHÚA JESUS LÀM GÌ CHO CHÚNG TA?

Sau khi sống lại, Chúa Jesus đã ở trên trần gian thêm 40 ngày rồi Ngài về trời (Công vụ 1:9)
1.       Ngài ban Đức Thánh Linh xuống (Công vụ 2:32-36)
2.       Ngài cầu thay cho chúng ta (Hê-bơ-rơ 7:25, Rô-ma 8:33-34)
3.       Ngài ban ân tứ cho Hội Thánh (Ê-phê-sô 4:8-11)
4.       Ngài sắm sẵn cơ nghiệp cho con cái Ngài (Giăng 14:1-2).
5.       Ngài điều khiển lịch sử nhân loại và sẽ trở lại để tiếp rước con cái Ngài (Công vụ 1:11, Khải huyền 1:6-7, Ma-thi-ơ 24:30-31).

XII.      DO DÂU CHÚNG TA TIN RẰNG CHÚA SẼ TÁI LÂM?

Do những lời tiên tri trong Kinh Thánh chúng ta biết rằng Chúa sẽ tái lâm điển hình như:
1.       Việc dân Do Thái lập quốc: năm 70 sau công nguyên, dân Do Thái bị tan lạc đúng như điều Chúa Jesus đã nói về họ (Lu-ca 21:23-24, Phục truyền 28:62-68). Nhưng trước ngày Chúa trở lại họ sẽ về lập quốc (Ma-thi-ơ 24:23-24, Ê-xê-chi-ên 37:1-13, Ê-sai 11:12). Điều này đã được ứng nghiệm, sau 1878 lưu lạc, dân Do Thái đã trở về lập quốc năm 1948.
2.       Trong lãnh vực tín ngưỡng: Kinh Thánh báo trước sẽ có nhiều tiên tri giả, Christ giả nổi lên, làm nhiều phép lạ, gieo nhiều tín ngưỡng lệch lạc (Ma-thi-ơ24:5, 23, Khải huyền 13:13-14). Tin lành được giảng ra khắp nơi (Ma-thi-ơ 24:14).
3.       Về kinh tế: Sự bùng nổ việc đi lại trên thế giới, sự gia tăng tri thức, những phát minh tân kỳ, phương tiện truyền thông hiện đại (Đa-ni-ên 12:4).

Về thiên nhiên: Những hiện tượng động đất, đói kém, giặc giã, thiên tai… và nhiều chi tiết khác (Ma-thi-ơ 24:6,7,37).






7.   SỰ CỨU RỖI

“Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làmđâu, hầu cho không ai khoe mình.” (Ê-phê-sô 2:8-9)



I.            SỰ CỨU RỖI LÀ GÌ?

Sự cứu rỗi là việc đã được thực hiện bởi Chúa Jesus Christ để giải thoát con người khỏi tội lỗi và đem con người trở về cùng Đức Chúa Trời (I Phi-e-rơ 1:18-21),Ê-phê-sô 2:8-9) qua đó con người được phục hồi phần tâm linh, tâm hồn và thể xác (II Cô-rinh-tô 5:17).

II.          MUỐN ĐƯỢC CỨU RỖI CON NGƯỜI PHẢI LÀM GÌ?

Muốn được cứu, con người phải ăn năn tội và tin nhận Chúa Jesus (Công vụ 16:31).

III.        ĂN NĂN LÀ GÌ?

Ăn năn là hành động quay khỏi tội lỗi, khỏi các đường lối đặt trên khôn ngoan, kinh nghiệm riêng của con người, trở lại con đường công bình của Đức Chúa Trời (Lu-ca 15:11-21).
Ăn năn gồm bốn bước:
1.       Nhận thức về tình trạng tội lỗi của mình (Lu-ca 15:17) (phương diện lý trí).
2.       Đau buồn về tội (phương diện tình cảm) (Lu-ca 15-17).
3.       Quyết chí từ bỏ tội lỗi (phương diện ý chí) (Lu-ca 15:18).
4.       Quay trở về đầu phục Đức Chúa Trời (Lu-ca 15:20-21) (Nếu thiếu phần cuối này thì chỉ là HỐI HẬN như Giu-đa Ích-ca-ri-ốt).

IV.         ĐỨC TIN HƯỞNG SỰ CỨU RỖI LÀ GÌ?

Đức tin là hành động tiếp nhận Chúa Jesus làm Đấng Cứu Thế cho riêng mình và phó thác cả cuộc đời mình cho Ngài (Giăng 1:12, II Ti-mô-thê 1:12).

V.           TIN CHÚA JESUS CÁCH ÂM THẦM CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Niềm tin trong lòng phải được bộc lộ bằng sự tuyên xưng ra bên ngoài. (Rô-ma 10:9, Lu-ca 12:8-9, Ma-thi-ơ 10:32-33).

VI.         BỞI NHỮNG DẤU HIỆU NÀO CHÚNG TA BIẾT MÌNH ĐàĐƯỢC CỨU?

Lòng được bình an và xác quyết trên những lời hứa của Chúa(I Giăng 3:20). Tuy nhiên, sự cứu rỗi không tùy thuộc cảm giác con người nhưng tùy thuộc vàoĐấng Thành Tín chân thật (Rô-ma 4:21). Sự cứu rỗi không tùy thuộc vào sự chuộc tội của Chúa Jesus đã thực hiện trên thập tự giá (Rô-ma 8:1-2, 33-39, Tít 1:2).

VII.      KHI ĐÃ ĐƯỢC CỨU, CHÚNG TA CÓ NÊN SỐNG PHÓNG TÚNG KHÔNG?

Khi đã được cứu, chúng ta không nên khinh lờn tội lỗi, nhưng chúng ta càng phải tỏ ra xứng đáng hơn với ơn cứu rỗi của Chúa và càng phải sống thánh khiết hơn. Lấy lòng kính sợ và run rẩy làm hoàn thành sự cứu rỗi mình. (Rô-ma 6:1-2, Ga-la-ti 5:1, Phi-líp 2:12b, Hê-bơ-rơ 12:16-17, 6:4-8).






8.   ĐỨC THÁNH LINH

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta, tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, sứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.” (Công vụ 1:8)



I.            ĐỨC THÁNH LINH LÀ AI?

Đức Thánh Linh là Ngôi Ba trong lẽ đạo Đức Chúa Trời Ba Ngôi cùng được xưng là Chúa và Đức Chúa Trời (Công vụ 5:3-4,9, II Cô-rinh-tô 3:17-18).

II.          ĐỨC THÁNH LINH CÒN CÓ DANH XƯNG NÀO KHÁC?

Đức Thánh Linh còn được gọi:
1.       Thần Đức Giê-hô-va (Lu-ca 4:18).
2.       Thánh Linh của Đấng Christ và Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:9).
3.       Đấng Yên Ủi (Giăng 14:26).
4.       Thần Lẽ Thật (Giăng 16:13).

III.        CÔNG TÁC CHÍNH CỦA ĐỨC THÁNH LINH ĐỐI VỚI MÔN ĐỒ LÀ GÌ?

Công tác chính của Đức Thánh Linh đối với môn đồ là:
1.       Đức Thánh Linh tái tạo môn đồ (Tít 3:5).
2.       Ban quyền năng cho các tín hữu qua phép báp-tem trong Đức Thánh Linh để đi làm chứng về Chúa khắp mọi nơi (Công vụ 1:5-8).

IV.         LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN LÃNH BÁP-TEM TRONG ĐỨC THÁNH LINH?

Đức Thánh Linh đã được ban xuống cho các môn đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần và cũng sẽ ban cho các tín hữu trải qua các thời đại (Công vụ  2:1-4, 39). Vậy hãy:
1.       Khao khát (Ma-thi-ơ 5:6).
2.       Cầu xin (Lu-ca 11:9-13).
3.       Tiếp nhận bằng đức tin (Mác 11:24).

V.           DẤU HIỆU NÀO CHỨNG MINH MỘT TÍN HỮU ĐƯỢC BÁP-TEM TRONG ĐỨC THÁNH LINH?

Theo lời hứa của Chúa Jesus (Mác 16:17) và qua những kinh nghiệm của Hội Thánh đầu tiên, khi một tín hữu được báp-tem trong Đức Thánh Linh thì hầu hếtđều nói tiếng mới (tiếng lạ) các thứ tiếng (Công vụ 2:1-4, 10:44-47).

VI.         TÍN HỮU ĐƯỢC KINH NGHIỆM GÌ QUA PHÉP BÁP-TEM TRONG ĐỨC THÁNH LINH?

Báp-tem trong Đức Thánh Linh chưa phải là trọn vẹn của đời sống Cơ Đốc Nhân. Do đó nên sau khi nhận được báp-tem trong Đức Thánh Linh, tín hữu nên tiếp tục cầu nguyện trong Thánh Linh (Giu-đe 20). Nhờ đó, chúng ta sẽ được:
1.       Soi sáng, dạy dỗ khi học Kinh Thánh (Giăng 16:13).
2.       Đức Thánh Linh nhắc lời Chúa khi có cần (Giăng 14:26).
3.       Đức Thánh Linh dẫn dắt môn đồ từng bước (Rô-ma 8:14, Công vụ 16:6-7).
4.       Đức Thánh Linh giúp môn đồ đắc thắng tội lỗi (Rô-ma 8:2).
5.       Đức Thánh Linh dạy dỗ biết cầu nguyện đẹp ý Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:26).
6.       Đức Thánh Linh ban cho môn đồ những ân tứ để phục vụ (I Cô-rinh-tô 12:8-11).
7.       Bày tỏ những bông trái thuộc linh qua đời sống tín hữu (Ga-la-ti 5:22).

VII.      LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÍN HỮU CÓ ĐỜI SỐNG ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH CÁCH LIÊN TỤC?

Để có đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh cách liên tục, chúng ta phải:
1.       Không làm buồn Đức Thánh Linh (Ê-phê-sô 4:30).
2.       Không khinh lờn Đức Thánh Linh (Hê-bơ-rơ 10:29).
3.       Không dập tắt Đức Thánh Linh (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19).
4.       Phải kỷ luật bản thân (I Cô-rinh-tô 9:27).
5.       Phải thực hành ân tứ (II Ti-mô-thê 1:6, I Ti-mô-thê 4:14,6).
6.       Phải phát triển trái Thánh Linh (Phi-líp 1:10-11, Gia-cơ 3:17).







9.   SỰ THỜ PHƯỢNG


“Đức Chúa Trời là Thần Linh, nên ai thờ phượng Ngài, phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ phượng “(Giăng 4:24).


I.            THỜ PHƯỢNG LÀ GÌ?

Thờ phượng là bày tỏ lòng tôn kính trước sự hiện diện thánh khiết củ Đức Chúa Trời, làm tươi mới tâm linh, mở lòng ra tiếp  nhận tình yêu của Đức Chúa Trời.


II.          TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THỜ PHƯỢNG?

Vì sự thờ phượng:
1.  Làm đẹp lòng Đức Chúa Trời
2.  Gây dựng cho Hội Thánh
3.  Công bố vương quốc Đức Chúa Trời ở giữa thế gian (Thi thiên 22:3, 145:1)

III.        CHÚNG TA THỜ PHƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?

Chúa ta hát ngợi khen Đức Chúa Trời, vỗ tay, nhảy múa, yên lặng hướng lòng về Chúa, cầu nguyện, dâng hiến, nghe lời Chúa (Hê-bơ-rơ 13:15, Khải huyền 5:1-14, Nê-hê-mi 8:1, Châm ngôn 3:9-10, Phục truyền 16:16-17, Lê-vi 19:24).

IV.         CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC PHÉP DÙNG HÌNH TƯỢNG HOẶC HÌNH ẢNH TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG KHÔNG?

1.  Tuyệt đối không được dùng hình tượng hoặc hình ảnh do con người làm ra để thờ phượng (Xuất 20:4-5, Thi thiên 115:4-8, Công vụ 17:29).
2.  Đức Chúa Trời là Thần Linh nên chúng ta phải thờ phượng Ngài bằng tâm linh và lẽ thật (Giăng 4:23-24).

V.           CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC THỜ LẠY NGƯỜI NÀO KHÁC NGOÀI ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?

Chúng ta không được phép thờ lạy bất cứ người nào khác, chỉ duy nhất một mình Chúa là đối tượng thờ phượng của chúng ta (Xuất 20:3, Ma-thi-ơ 4:10).

VI.         KHÔNG THỜ PHƯỢNG TỔ TIÊN CÓ PHẢI LÀ BỎ ÔNG BỎ BÀ HAY KHÔNG?

Kinh Thánh dạy chúng ta phải hiếu kính cha mẹ chúng ta, phải ghi nhớ công ơn tổ tiên (Ê-phê-sô 6:1-2, Xuất 20:12). Nhưng không thờ phượng vì tổ tiên cũng là tạo vật do Đức Chúa Trời tạo dựng nên (Gióp 7:9).

VII.      ĐỐI VỚI NHỮNG VẬT DỤNG TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG CŨ THÌ PHẢI GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Tất cả những vật dụng dùng trong sự thờ phượng cũ như bàn thờ, bùa chú… đều đã bị ma quỷ lợi dụng. Nếu thuộc quyền sở hữu riêng của mình thì bạn phải nhân Danh Chúa mà vất bỏ hoặc thiêu hủy. Không nên giữ làm kỷ niệm hoặc sang nhượng cho người khác (Phục truyền 7:25-26, I Cô-rinh-tô 10:19-20).






10.               SỰ TRUYỀNGIÁO

“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người” (Mác 16:15).



I.            TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI CHỨNG ĐẠO?Vì:

1.Đó là sứ mạng trọng đại của Chúa Jesus truyền cho các môn đồ trước khi Ngài về trời
(Ma-thi-ơ 28:18-20, Mác 16:15, Công vụ 1:8).
2. Bởi lòng biết ơn Chúa (I Cô-rinh-tô 15:10).
3. Bởi lòng yêu thương những con người còn đang hư mất (Châm ngôn 24:11-12).
4.Bởi sức sống bên trong thôi thúc (Giê-rê-mi 20:9, I Cô-rinh-tô 9:16).
5.Bởi lòng trung tín với Chúa (I Cô-rinh-tô 11:26, II Ti-mô-thê 4:2).

II.          CHÚNG TA NÊN BẮT ĐẦU LÀM CHỨNG KHI NÀO VÀ CÁCH NÀO?

Ngay sau khi tin Chúa (Giăng 1:41-42, 45-46) và cứ tiếp tục làm chứng bất luận gặp thời hay không gặp thời (II Ti-mô-thê 4:1-5) cho đến khi Chúa tái lâm.

III.        CHÚNG TA LÀM CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?

Chứng đạo là việc làm tự nhiên như thuật lại câu chuyện của cuộc đời mình (Công vụ 26:2-29).
1.Đời sống cũ trước khi tin Chúa (câu 2-11)
2.Cơ hội đến với Chúa (tin Chúa) (câu 12-18)
3.Những biến đổi khi tin Chúa ( câu 19-29)

IV.         CHÚNG TA PHẢI LÀM CHỨNG CHO MỘT NGƯỜI TRONG BAO LÂU?

Chúng ta không nên làm chứng cách chiếu lệ, nhưng phải hết lòng tìm cho kỳ được (Lu-ca 15:3-10), chúng ta cũng cần nhạy bén đầu tư vào nhữn tấm lòng sẵn sàng tiếp nhận (Lu-ca 10:11-14).

V.           SAU KHI ĐÃ LÀM CHỨNG VỀ CHÚA CHO MỘT NGƯỜI, CHÚNG TA PHẢI TIẾP TỤC LÀM GÌ?

1.Với người cứng lòng: phải tiếp tục cầu nguyện và giới thiệ cho người khác làm chứng (Ê-xai 55:10-11).
1.Với người có lòng muốn tìm hiểu: nên giới thiệu với người trưởng thành thuộc linh để giảng giải thêm (Rô-ma 10:17).

VI.         CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ KHI NGƯỜI ĐÓ BẰNG LÒNG TIẾP NHẬN CHÚA?

1.Hãy hướng dẫn họ tuyên xưng đức tin (Rô-ma 10:9-19)
·         Xin Chúa tha tội (I Giăng 1:9)
·         Mời Chúa vào lòng (Khải huyền 3:20).
2.Hướng dẫn tín lý căn bản để họ sớm nhận được Báp-tem và tiếp tục chăm sóc cho đến khi họ trở nên một môn đồ và kết quả như mình (Ma-thi-ơ 28:19-20).

VII.      NGOÀI CÔNG TÁC LÀM CHỨNG NGƯỜI TIN CHÚA CÒN PHẢI LÀM GÌ CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THÁNH?

Phải góp phần cho việc truyền giáo của Hội Thánh như sau:
1.Cầu nguyện cho việc truyền giáo (Lu-ca 9:28, Công vụ 4:29, Ê-phê-sô 6:18-19).
2.Góp phần dâng hiến bằng tiền bạc (Tít 3:13, Ga-la-ti 6:6).
3.Góp phần tiếp đãi các người làm công tác truyền giáo (Ma-thi-ơ 10:40-41, III Giăng 7,8).







11.               HỘI THÁNH

Anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là dân Thánh, là dân thuộc về Đức Chúa TRời. Hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Đấng đãgọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài. (I Phi-e-rơ 2:9)

I.            HỘI THÁNH LÀ GÌ?

Hội Thánh là hội của những người được gọi ra khỏi tinh thần của thế gian, tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Chúa của đời sống mình để thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống (I Cô-rinh-tô 1:2, II Cô-rinh-tô 6:17-18).

II.          HỘI THÁNH ĐƯỢC THÀNH LẬP CÓ NHỮNG MỤC ĐÍCH NÀO?

1.Thờ phượng Đức Chúa Trời (Công vụ 2:42-47, Khải huyền 5:13).
2.Gây dựng đức tin cho nhau (Ê-phê-sô 4:11-12).
3.Truyền giảng Phúc Âm

III.        CÓ MẤY LOẠI HỘI THÁNH?

Có 2 loại Hội Thánh:
1.Hội Thánh phổ thông: Gồm tất cả con cái Chúa ở khắp nơi trên thế giới bao gồm mọi thời đại (I Phi-e-rơ 2:9).
2.Hội Thánh địa phương: Gồm những tín hữu trong một địa phương nhóm họp lại để thờ phượng Đức Chúa Trời (Công vụ 2:42, Rô-ma 16:3-5, Phi-lê-môn 1:2).

IV.         KHÔNG CÓ NHÀ THỜ THÌ CÓ ĐƯỢC GỌI LÀ HỘI THÁNH KHÔNG?

Danh từ “Hội Thánh” không bao giờ có nghĩa là nhà thờ. Bất cứu nơi nào có các tín hữu nhóm lại trong Danh Chúa thì được gọi là Hội Thánh (I Cô-rinh-tô1:2).

V.           HỘI THÁNH CÓ NHỮNG DANH HIỆU NÀO KHÁC?

1.Thân thể của Đấng Christ. Mỗi thành viên trong Hội Thánh được gọi là chi thể trong một thân và Đấng Christ là đầu Hội Thánh. (I Cô-rinh-tô 1:2, Rô-ma 12:5, Cô-lô-se 1:18).
2.Đền thờ của Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 6:19-20, Ê-phê-sô 2:19-21).
3.Tân phụ của Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 11:2, Khải huyền 22).

VI.         HỘI THÁNH CÓ NHỮNG THÁNH LỄ NÀO?

Hội Thánh có hai Thánh lễ là Báp-tem bằng nước và Tiệc Thánh, do chính Chúa Jesus thiết lập (Ma-thi-ơ 28:19, Lu-ca 22:19-20).

VII.      BÁP-TEM BẰNG NƯỚC CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Lễ Báp-tem là biểu hiện bên ngoài của sự ăn năn bên trong
1.Khi chúng ta dìm mình xuống nước: Tượng trưng cho sự đồng chết và đồng chôn với Chúa Jesus về đời sống cũ đầy tội lỗi.
2.Khi ra khỏi nước: Đồng sống lại với Chúa Jesus trong đời sống mới và hầu việc Đức Chúa Trời. (Rô-ma 6:1-14).

VIII.    ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ ĐƯỢC BÁP-TEM BẰNG NƯỚC?

1.Phải đặt đức tin nơi Chúa Jesus (Mác 16:16, Công vụ 8:36-38).
2.Học về tín lý căn bản (Ma-thi-ơ 28:19, Hê-bơ-rơ 6:1-2).
3.Phải là người có hiểu biết (Công vụ 8:30-31, 36-38).

IX.         LỄ TIỆC THÁNH CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Tiệc Thánh là bữa tiệc do Chúa Jesus thiết lập để nhắc chúng ta nhớ đến sự hi sinh của Ngài trên thập tự giá (I Cô-rinh-tô 11:23-25).

X.           MỤC ĐÍCH CỦA LỄ TIỆC THÁNH LÀ GÌ?

Kỷ niệm thân Chúa vỡ ra, huyết Chúa đổ ra vì tội chúng ta (Ma-thi-ơ 26:26-28).
1.Tượng trưng cho sự thông công và hiệp nhất của Hội Thánh trong thân Chúa (I Cô-rinh-tô 10:16-17).
2.Nhắc chúng ta nhớ ngày dự tiệc cưới Chiên Con. (Ma-thi-ơ 26:26-29, Khải huyền 19:9).
3.Nhắc môn đồ trung tín công tác truyền giảng (I Cô-rinh-tô 11:26).

XI.         KHI DỰ TIỆC THÁNH CHÚNG TA PHẢI CÓ THÁI ĐỘ NÀO?

1.Phải xét mình và ăn năn trước khi dự Tiệc Thánh (I Cô-rinh-tô 11:28).
2.Phải thành tâm tái lập lời hứa nguyện trung tín rao giảng sự cứu rỗi của Chúa.
3.Phải trang nghiêm cung kính, hiệp một với Hội Thánh. (I Cô-rinh-tô 11:27-29, 10:16-17).







12.               SỰ DÂNG HIẾN

“Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà Ta: và từ nay các ngươi khá lấy điều này mà thử Ta, Đức Giêhôva vạn quân phán, xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nổi không chỗ chứa chăng!” (Malachi 3:10)



I.            TẠI SAO CƠ ĐỐC NHÂN PHẢI DÂNG HIẾN CHO CHÚA?

1.Để bày tỏ lòng yêu chúa (Giăng 12:3)
2.Mọi vật đều thuộc quyền sở hữu của Chúa (A-ghê 2:8; I Sử ký 29:14)
3.Để góp phần mở mang nước Chúa.

II.          KHI DÂNG HIẾN CHÚNG TA PHẢI CÓ THÁI ĐỘ NÀO?

1.Phải dâng hiến cách tình nguyện và vui lòng (IICôrinhtô 9:6-7)
2.Phải dâng hiến cách khiêm nhường (CV 4:34-35)
3.Phải dâng cách kín đáo (Mathiơ 6:3-4)

III.        CẦU XIN SỰ THẠNH VƯỢNG CÓ PHẢI LÀ Ý CHÚA KHÔNG?

Vâng! Đó là ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài muốn mỗi Cơ Đốc Nhân được thạnh vượng về phần hồn luôn cả thể xác (IIIGiăng 2)
1.Cựu Ước: Ngài vui lòng ban cho khi dân sự Ngài cầu xin (IISử ký 4:9-10; Thi Thiên 35:27b)
2.Tân Ước: Qua Đấng Christ Ngài làm cho chúng ta giàu có (IICôrinhtô 8:9)

IV.         THEO KINH THÁNH NGƯỜI GIÀU CÓ VÀ PHƯỚC HẠNH NHẤT LÀ AI?

Theo Kinh Thánh người giàu có phước hạn nhất không phải là người thâu chứa của cải nhiều nhất nhưng là người ban phước ra nhiều nhất (Mác 10:21; Công vụ 20:33)

V.           LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN SỰ THẠNH VƯỢNG TỪ NƠI CHÚA?

Dâng 1/10 và lạc hiến là bí quyết để chúng ta nhận sự thạnh vượng từ Chúa (Malachi 3:8-19)
1.Lạc hiến (dâng hiến) là bày tỏ tấm lòng biết ơn Chúa qua những số tiền mà mình có được (Malachi 3:8b; Luca 21:4; IICôrinhtô 8:3-4)
2.Dâng 1/10 tức là dâng 1/10 số lợi tức (Malachi 3:8-10; Mathiơ 23:23)

VI.         SỰ DÂNG HIẾN MANG LẠI KẾT QUẢ GÌ?

1.Được Chúa ban phước cách bội phần (IICôrinhtô 9:10-11)
2.Đáp ứng nhu cầu các Thánh đồ (Câu 12)
3.Đem đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (Câu 13)

VII.      THÁI ĐỘ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN ĐỐI VỚI CỦA CẢI ĐỜI NÀY LÀ GÌ?

1.Không nên thâu chứa của cải bằng những phương tiện bất chính (Giacơ 5:1-5)
2.Không nên tham của, ham giàu (ITimôthê 6:9-10)
3.Không nên yêu thích của cải đến độ làm nô lệ cho nó (Giăng 2:15)
4.Không nên phung phí của cải cho những mục tiêu tội lỗi (Luca 15:11-14)






13.               THẾ GIỚITƯƠNG LAI

“Rồi những kẻ nầy sẽ đi vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ đi vào sự sống đời đời.” (Mathiơ 25:46)




I.            THẾ GIỚI TƯƠNG LAI LÀ GÌ?

Thế giới tương lai là nơi ở vĩnh cửu của con người sau khi chế, là thiên đàng của những người thuộc về Chúa và địa ngục của những người chối bỏ Ngài. (Mathiơ 25:46)


II.          CHẾT CÓ PHẢI LÀ CHẤM DỨT KHÔNG?

ChẾt không phải là chấm dứt, nhưng là “bắt đầu”, là khởi sự cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới tương lai. Vì thế người đời thường gọi chết là “qua đời” hoặc“từ trần”. (Mathiơ 25:46, Luca 16:19-31, Hêbơrơ 9:27)

III.        CHẾT TRONG TÌNH TRẠNG NÀO GỌI LÀ PHƯỚC?

Có người cho rằng chết trong sự giàu sang danh vọng hoặc được nhiều người mến thương là được phước. Nhưng Kinh Thánh xác quyết rằng người được phước là người giữ đức tin cho đến hơi thở cuối cùng, là người chết trong Chúa. (Khải huyền 14:13)

IV.         PHƯỚC HẠNH CỦA NGƯỜI CHẾT TRONG CHÚA LÀ GÌ?

1.Không bị đoán phạt bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Giăng 3:36, Rôma 8:1)
2.Linh hồn được ở thiên đàng với Đấng Christ. (Giăng 14:2-3, Luca 23:42-43)
3.Thân thể được sống lại cách vinh quang để được ban thưởng qua toàn án của Đấng Christ. (Philip 3:21, II Côrinhtô 5:10)

V.           KINH THÁNH MÔ TẢ PHƯỚC HẠNH TRÊN THIÊN ĐÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Theo như Kinh Thánh mô tả thì thiên đàng là nơi rất phước hạnh cụ thể như:
1.Được yên nghỉ khỏi sự khó nhọc. (Khải huyền 14:13)
2.Được vui mừng trọn vẹn. (Khải huyền 21:4)
3.Được ở nơi vinh hiển tuyệt vời. (Khải huyền 21:22-26)

VI.         NGƯỜI CHẾT NGOÀI CHÚA SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Kinh Thánh cho biết người chết ngoài Chúa bị khốn khổ nơi âm phủ, và cuối cùng than xác sẽ sống lại để chịu hình phạt đời đời trong hỏa ngục. (II Têsalônica 1:9, Khải huyền 20:12-1

VII.      KINH THÁNH MÔ TẢ SỰ KHỐN KHỔ CỦA ÂM PHỦ VÀ HỎA NGỤC NHƯ THẾ NÀO?

Âm phủ: Là nơi giam giữ linh hồn của những người không tin Chúa Jesus, là nơi đau đớn, khổ hình, không còn được nhậm lời cầu xin hoặc nhận lãnh bất cứu một ân huệ nào dầu là một ân huệ rất nhỏ. (Luca 16:19, 23-31)
Hỏa ngục: là nơi ở đời đời của ma quỷ và những người theo nó, là chỗ khóc lóc nghiến rang đau khổ kinh khiếp hơn cả âm phú, là “sự chết thứ hai”.(Mathiơ8:12, 25:46, I Têsalônica 1:9, Khải huyền 20:14-15)

VIII.    CHÚA THI HÀNH SỰ PHÁN XÉT NHƯ THẾ NÀO?

Chúa thi hành sự đoán xét chung thẩm (kết quả còn mãi không xét lại) có tính cách:
1.Cá nhân: mỗi người phải khai trình việc mình làm. (Rôma 14:12)
2.Đầy đủ: từng tư tưởng, lời nói, hành động. (Mathiơ 12:36, I Côrinhtô 4:5, Khải huyền 20:13)
3.Công bình, không tây vị một ai. (Rôma 2:11, I Phierơ 1:7)


Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.