Mục Sư Uong Nguyen

https://youtu.be/AMxTuUHusxM



Tái Tạo Trong Chúa
Ai đó, khi quan sát cuộc sống của con người rồi ví von rằng: 'cuộc đời như một dòng sông…' thì  qua tự truyện Tái Tạo Trong Chúa của tác giả Nguyễn Uông này tôi có thể chiêm nghiệm sự so sánh của dòng sông ấy.
Là con sông dài, sông sẽ chảy qua bao nhiêu cảnh vật, có rất nhiều khúc quanh, cùng rất nhiều khúc ngoặt. Dòng sông như đời ta ấy, 'có khi đầy khi cạn,' nhiều lúc do mưa lũ, sông chảy xuống cuồn cuộn như thác cuốn trôi xuôi, sông tạo thành sức tàn phá kinh khủng, khiến cảnh vật lâm nguy. Nhưng cũng có những lúc sông êm đềm hiền hoà, sông chảy qua những khúc cua, sông tạo nên những đồng cỏ và sông đưa ta từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác
Tác giả Nguyễn Uông viết bằng tất cả tình cảm của mình trong tác phẩm I Am A New Creation Anh ngữ và Tái Tạo Trong Chúa bằng Việt ngữ. Tại sao tác giả lại có thể biểu lộ quá nhiều cảm xúc, lý trí, ý chí  trong tác phẩm này? Tại vì, tác giả kể lại cuộc hành trình trong đời của mình là một cuộc hành trình đi xuyên qua muôn khó khăn gian khổ để rồi biết đến danh của Cứu Chúa là giải pháp duy nhất của cuộc đời. Vòng xoáy của cuộc đời đã khiến tác giả trở thành người lính, theo đoàn quân  sang Cam-pu-chia để làm nghĩa vụ quốc tế. Sự hăm hở của tuổi trẻ dám xông xáo vào tận rừng sâu nơi tàn quân Pôl-pốt kiểm soát làm nhiệm vụ trinh sátđể rồi tiểu đội của tôi đã bị lọt vào giữa ổ phục kích của đám tàn quân  đó. Bao nhiêu người có thể sống sót khi bị phục kích giữa rừng sâu? Câu trả lời là không. Phép lạ đã xảy ra vì anh đã chỉ bị thương nhưng không mất mạngrồi bị thất lạc trong rừng sâu núi thẳm nhiều ngày. Đói khát và vết thương đã khiến anh chỉ còn là một cái xác không hồn, hoàn toàn bị mất phương hướng. Để rồi khi anh đã gần chết vì đói, vì khát, và bị quân Khơ-me đỏ bắt được ở nơi con suối cạn.
Bao nhiêu người có thể sống sót dưới bàn tay man rợ của lính Khờ-me đỏ? Câu trả lời là hiếm. Không ai có thể tưởng tượng một người lính Việt Nam còn có thể sống sót trong tay những kẻ diệt chủng tàn bạo nhất được biết đến trong thế kỷ Hai Mươi. Trải qua bao ngón đòn tra tấn khốc liệt vì tàn quân Pôl-pốt muốn lấy khẩu cung để tìm ra những tin tức bí mật quân sự trong cuộc hành  quân của quân đội Việt Nam trong thời gian đó. Anh đã trải qua tất cả, bị hành hạ, bị đưa đi chôn sống, nhưng tác giả vẫn tồn tại. 
Là một tù binh chiến tranh, từng sống trong cảnh tượng khốn khổ và đau buồn cùng cực, anh đã chất vào lòng bao căm ghét hận thù. Mấy ai có thể quên những cay đắng với đời vì đã bị đồng đội phản bội. Do sự phản bội ấy đã khiến đời tôi phải trải qua những thử thách khắc nghiệt như trong tù Pôl-pốt. Khi ở trong tù, gọi là tù nhưng thực chất là bị xích chân tay vào gốc cây như một con thú mặc kệ cho những trận mưa rừng đổ xuống đày đọa thân thể khi anh bị ngã bệnh sốt rét. Những cơn gió cuốn của mùa mưa vùng tây bắc Cao-mê-lai lạnh lẽo làm gia tăng những nỗi cô đơn. Bị hành hạ trong thể xác do đám tàn quân gây ra, và những trận sốt rét kinh niên khiến thân thể của anh ngày càng còm cõi. Nhưng có lẽ,cái đau đắng nhất của anh trong tác phẩm kể lại đó lại là nỗi đau của một kẻ thất trận do bị đồng đội phản bội lúc mình cần họ nhất trong đời. Đây mới thực là mối đày đoạ sâu thẳm trong tâm hồn anh, có thể nói nỗi đau này, đau hơn những cái đau của thể xác khi bị tra tấn.  
Bị vào tù, ở đời mấy ai muốn! Một nhà lãnh đạo nọ ở Việt Nam khi bị sa cơ, ở trong tù đã tâm sự lại rằng, ‘Nhất nhật tại tù bằng thiên thu tại ngoại.’ Có lẽ ông ta hiểu rõ nỗi đau của người ngồi tù hằng ngày chờ chết. Tác giả là người tù không có bản án, không có hy vọng.  Sau đó, nhờ Chúa, anh được tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc Tế vào tù giải cứu. Họ đã đưa anh thoát khỏi địa ngục trần gian và cái chết cận kề của Khơ-me đỏ. Người của Thập Tự Đỏ đưa anh sang Thái Lan.  
Mọi người nghĩ rằng, khi đến Thái Lan cuộc đời anh sẽ tốt đẹp hơn đúng không? Thật ra tác giả không có gì nghi ngờ về điều này. Thế nhưng trên đất Thái Lan, Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế không thể can thiệp vì người Thái cho rằng anh là một quân nhân đã thâm nhập vào đất Thái cách bất hợp pháp và vì là quân nhân cho nên anh bị tống vào nhà tù của quân đội Thái. Trong tù này, anh lại phải chịu đựng những hình thức tra tấn khác của cơ quan tình báo Thái Lan. Bởi vì hồi ấy có binh biến giữa Việt Nam và Thái Lan trong suốt tuyến biên giới từ Lào đến Campuchea, cho nên người Thái  rất muốn tìm những thông tin về hoạt động của quân đội Việt Nam và anh là mục tiêu cho họ điều tra…
Rồi anh cũng được gửi đến Trại Phanatnikhom làm một người tị nạn. Tác giả đã sống ở đó trong thời gian khá lâu1984-1989. Trong trại, anh kết thân với nhiều người có tôn giáo bởi vì tự bản thân anh đã đi đến một kết luận rằng: quan điểm vô thần không thể đưa mình đến một nơi nào để có thể thoát ra khỏi tâm trạng cay đắng ngập lòng. Tất cả những gì mà anh đã chứng kiến với Khờ-me đỏ không hiểu sao cứ ám ảnh cuộc đời. Sự việc hàng triệu người Cam-pu-chea bị giết hại do quan điểm vô thần đã buộc anh phải đi tìm kiếm lẽ thật, câu trả lời cho cuộc sống. 
Làm thế nào tác giả có thể nhận biết Đức Chúa Trời là Cha, là Bạn một cách cá nhân?  Ở nơi Trại tị nạn đó, trong tình trạng thiếu thốn, tuyệt vọng, và do dại dột, tác giả cùng với một số cựu chiến binh khác đã lấy hai cuốn Kinh Thánh tiếng Việt rồi xé rời các trang đó ra. Nhiều trang được đem làm giấy cuốn thuốc lá và những trang còn lại được dùng làm giấy dán tường khắp xung quanh nhà. Anh thực sự không biết rằng chính Chúa đã cho phép những điều này xảy đến, để rồi anh biết chú ý tới Ngài. Chính trong căn phòng đó, mảnh giấy dán tường mà những cựu chiến binh xé ra từ cuốn Kinh Thánh đã trở thành những trang đầu tiên của Kinh Thánh mà tác giả từng đọc được, đó là câu Kinh Thánh trong sách Truyền Đạo 11:9.   Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.  
Bỗng nhiên, anh chú ý đến lời cảnh báo một cách nghiêm túc với phân đoạn Kinh Thánh đó. Chúa đã đụng chạm tới tận đáy lòng, Ngài khiến anh bắt đầu kính sợ Đức Chúa Trời, Đấng đã cứu anh thoát khỏi cái chết trong rừng sâu và cũng là Ngài đã đem anh ra khỏi cảnh bị tù giam. Sau đó, anh được chính phủ Australia chấp thuận cho anh đến định cư ở đất nước này với tư cách là người tị nạn.  
Đến Australia là một điều tuyệt vời đối với tác giả, nhưng niềm vui ấy chẳng được bao lâu bởi vì anh bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề hậu chiến. Định cư ở vùng giàu có của người bảo trợ và  trong cảnh an bình trù phú của khu phía bắc Sydney, tất cả những nan đề của hôm xưa mà anh cố chôn vùi nay bắt đầu lộ diện. Cô đơn, trầm cảm khiến anh không đủ khả năng để đối mặt với những nan đề ấy. Anh đã trở thành một kẻ nát rượu, vì anh nghĩ: ‘uống cho quên đời’. Cho đến một khi anh được mời đi tham gia sinh hoạt trong một Hội Thánh Tin Lành và ở đó anh được nghe được lời Chúa và ơn cứu rỗi của Ngài. Tác giả bị cáo trách, hoàn toàn ăn năn và đoạn tuyệt với rượu, với quá khứ của mình trước Chúa, Đấng đã tìm và cứu anh trong hoạn nạn.
Cuộc đời tôi bắt đầu được đổi mới từ đây. Tác giả viết về cách biết quý trọng cuộc sống, học cách sống có tha vị và thi vị, học cách sống một cách cởi mở và biết bày tỏ về bản thân mình một cách thoải mái. Anh đã học để sống một cuộc đời mới hoàn toàn dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.   
Cuộc đời thật như một dòng sông chảy xuôi với những khúc quanh, nhiều gập ghềnh và bao lối rẽ, để rồi con sông ấy dốc đổ ra biển. Tác giả đã biết dốc đổ bản thân, quá khứ tội lỗi của mình vào Chúa giống như dòng sông đổ ra biển cả vậy. Nhưng điều kỳ diệu là chính sự biết khiêm nhường và dốc đổ ấy anh đã tìm thấy lại chính bản thân mình. Anh được dư dật trong mọi lĩnh vực của đời sống. Anh được Chúa ban cho quyền năng, được sống vui, sống khoẻ trong Ngài. Và trên hết tất cả, anh đang sống một đời sống với đầy lòng biết ơn vì tất cả những gì Chúa đã làm cho cuộc đời mình.  Trong Đấng Christ, anh thực sự có một cuộc sống mới và giờ đây anh trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ nhất của cuộc sống ấy…
Học giả Barry Chant, khi đọc xong cuốn sách đã hết sứ ngỡ ngàng vì ông đã gặp tác giả bằng xương bằng thịt trước mắt mình. Ts Barry Chant viết lời tựa, ‘Đây là cuốn sách thách thức ý chí ta và soi rọi tấm lòng ta. Hãy đọc từng lời, từng ý trong tác phẩm này’.  


Đăng nhận xét

Unknown nói... lúc 08:24 7 tháng 4, 2022

Mysuru Casino - The HERZAMMAN
Mysuru Casino - The Home herzamanindir of the Best of the Slots! Visit us gri-go.com to Play the https://deccasino.com/review/merit-casino/ best slots and enjoy the best table games https://septcasino.com/review/merit-casino/ in our casino. Visit us 출장안마

[blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.